Những năm gần đây, số lượng trẻ dậy thì sớm đến khám tại các bệnh viện ngày càng gia tăng. Trong đó, một số ít trường hợp có thể là biểu hiện bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.
1. Dậy thì sớm là gì?
Dậy thì được định nghĩa là sự hiện diện của các đặc điểm sinh dục thứ cấp: vú phát triển ở trẻ em gái, lông mu, tinh hoàn và dương vật to ra ở trẻ em trai. Dậy thì sớm ở bé gái là khi cơ thể phát triển các đặc tính sinh dục nữ trước 8 tuổi hoặc có kinh nguyệt trước 9,5 tuổi. Ở bé trai độ tuổi xác định dậy thì sớm là trước 9 tuổi. Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng.
Dậy thì sớm ở bé gái có nghĩa là các dấu hiệu trưởng thành về mặt thể chất của trẻ phát triển quá sớm. Điều này bao gồm sự phát triển của vú, lông mu và thay đổi giọng nói. Bé có dấu hiệu phát dục như ngực to, kinh nguyệt xuất hiện... Tuy nhiên với các trường hợp đặc biệt này cũng cần phân biệt dậy thì thực thụ với chứng vú phát triển sớm - một rối loạn lành tính trong đó ngực phát triển đơn thuần không kèm theo các dấu hiệu dậy thì khác.
Dậy thì sớm ở bé gái là khi cơ thể phát triển các đặc tính sinh dục nữ trước 8 tuổi.
Hầu hết trẻ em mắc chứng rối loạn này lúc đầu lớn nhanh. Nhưng chúng cũng ngừng phát triển trước khi đạt được tiềm năng chiều cao di truyền đầy đủ. Phần lớn những trẻ dậy thì sớm sẽ có chiều cao khá hạn chế khi trưởng thành, kèm theo nhiều hệ lụy.
2. Nguyên nhân gây dậy thì sớm
Trẻ dậy thì khi não bắt đầu thực hiện quá trình sản xuất một loại hormone có tên gọi là hormone giải phóng gonadotropin (GnRH). Hormone này đi đến tuyến yên giúp kích thích quá trình sản xuất estrogen (hormone liên quan đến sự tăng trưởng và phát triển các đặc tính sinh dục ở nữ giới) và testosterone (hormone chịu trách nhiệm cho sự tăng trưởng và phát triển các đặc tính sinh dục ở nam giới). Do vậy chia làm 2 loại dậy thì sớm:
Dậy thì sớm trung ương (còn được gọi là dậy thì sớm gonadotropin). Đây là kiểu dậy thì sớm phổ biến nhất. Hầu hết các bé gái và một nửa số bé trai dậy thì sớm có kiểu này.
Tuổi dậy thì được bắt đầu bằng cách tiết ra sớm các hormone gọi là gonadotropins. Gonadotropins bao gồm hormone tạo hoàng thể (LH) và hormone kích thích nang trứng (FSH). Ở trẻ em gái, dậy thì sớm có thể do sự trưởng thành sớm của vùng dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, không thể tìm ra nguyên nhân. Hầu hết trẻ em mắc bệnh này, không có vấn đề y tế hoặc lý do nào khác dẫn đến dậy thì sớm.
Tuy nhiên, cũng có một số nguyên nhân tiềm ẩn liên quan đến các vấn đề sức khỏe của não như:
U não.
Nhiễm trùng não.
Bức xạ đến não, chẳng hạn như điều trị ung thư.
Chấn thương não.
Các khuyết tật não khác.
Có nhiều trường hợp dậy thì sớm ở trẻ không rõ nguyên nhân.
Dậy thì sớm ngoại biên (ngoại vi): Đây là một dạng dậy thì sớm không bắt đầu bằng việc giải phóng các gonadotropin sớm và hiếm gặp hơn dậy thì sớm trung ương. Nguyên nhân là do sớm tiết ra nhiều hormone sinh dục, xuất phát từ sự giải phóng estrogen hoặc testosterone trong cơ thể do các vấn đề xảy ra ở buồng trứng, tinh hoàn, tuyến thượng thận hoặc tuyến yên của trẻ.
Hầu hết các trường hợp dậy thì sớm xảy ra chỉ đơn thuần là sự tăng tốc của quá trình phát triển sinh lý bình thường. Đôi khi, dậy thì sớm có thể được gây ra bởi các khối u hoặc khối u trên buồng trứng, tuyến thượng thận, tuyến yên hoặc não. Các nguyên nhân khác có thể bao gồm các vấn đề về hệ thần kinh trung ương, tiền sử gia đình mắc bệnh hoặc một số hội chứng di truyền hiếm gặp. Trong nhiều trường hợp, không tìm được nguyên nhân gây rối loạn.
Làm gì khi nghi ngờ trẻ dậy thì sớm?
Vì sao trẻ dậy thì sớm có nguy cơ thấp hơn 10-20cm so với các bạn đồng trang lứa?
3. Dậy thì sớm ảnh hưởng tới trẻ như thế nào?
Theo BS. Lê Thị Minh Hường - Khoa Nội nhi tổng hợp, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, trẻ dậy thì sớm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những hệ lụy như: Giảm khả năng phát triển do đầu xương đóng khép sớm. Nhiều trường hợp trẻ dậy thì sớm thường có chiều cao thấp hơn so với bạn bè cùng trang lứa. Bé gái dậy thì sớm cũng có nguy cơ bị ung thư vú, bệnh lý tim mạch và tăng huyết áp hơn so với trẻ bình thường, rối loạn nội tiết sớm gây ra hội chứng buồng trứng đa nang, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau này. Trẻ dậy thì sớm sẽ cảm thấy tự tin, mặc cảm do khác biệt về hình thể so với các bạn cùng tuổi.
4. Cha mẹ cần làm gì khi nghi ngờ con dậy thì sớm?
Theo số liệu thống kê của Trung tâm Nhi khoa quốc gia Hoa Kỳ, nhiều bậc phụ huynh đưa trẻ đến khám với tâm trạng lo lắng mà không có lý do chính đáng nào cả. Nhiều trẻ nhỏ đưa tới khám xuất hiện các dấu hiệu như phát triển ngực sớm hoặc mọc lông mu. Những trường hợp này không kèm theo các dấu hiệu khác do đó không được chẩn đoán là dậy thì sớm. Chỉ có khoảng 10% trong số các trẻ em được cha mẹ đưa đến khám thực sự có tình trạng dậy thì sớm.
Khi con có những biểu hiện dậy thì sớm, cha mẹ nên đưa con tới bác sĩ thăm khám để xác định nguyên nhân và có hướng xử trí thích hợp.
Nếu bạn nghĩ con mình đang có dấu hiệu của dậy thì sớm thì đừng vội kết luận. Hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ nội tiết nhi khoa để hiểu rõ hơn và được chẩn đoán xác định. Khi thấy con có biểu hiện dậy thì sớm, cha mẹ nên đưa bé đến khám ở bác sĩ nội tiết để có hướng xử trí.
Trẻ dậy thì trước 8 tuổi cần được kiểm tra kỹ bằng: Xét nghiệm máu và nước tiểu giúp phát hiện hàm lượng hormone bất thường; chụp cắt lớp, cộng hưởng từ và siêu âm giúp phát hiện các khối u có thể là nguyên nhân gây dậy thì sớm; chụp Xquang cổ tay giúp xác định tốc độ trưởng thành của xương. Trong khi xét nghiệm kích thích hormone giải phóng gonadotropin (GnRH) là một tiêu chuẩn chẩn đoán hiện nay, nghiên cứu hiện chỉ ra rằng siêu âm cũng có thể cung cấp thông tin chẩn đoán có giá trị.
Chụp Xquang bàn tay trái và cổ tay, được gọi là tuổi xương, có thể được thực hiện để biết rõ hơn về tuổi dậy thì bao xa, tiến triển nhanh như thế nào và nó có thể ảnh hưởng như thế nào đến chiều cao mà con bạn đạt được khi trưởng thành. Nếu xét nghiệm máu cho thấy con bạn bị dậy thì sớm, thì có thể tiến hành chụp MRI não để đảm bảo rằng không có bất thường tiềm ẩn nào trong khu vực của tuyến yên.