Đau là tình trạng rất thường gặp và là triệu chứng của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Mặc dù thuốc giảm đau có thể hiệu quả trong việc kiểm soát nhiều loại cơn đau khác nhau, nhưng một số tình huống hoặc ở một số người bệnh, việc dùng thuốc có thể không được khuyến khích hoặc phải cân nhắc cẩn thận...
Dưới đây là các trường hợp nên hạn chế hoặc cân nhắc sử dụng thuốc giảm đau:
1. Người có vấn đề về gan và/hoặc thận
Những người có bệnh gan hoặc thận từ trước nên thận trọng khi dùng thuốc giảm đau, đặc biệt là những thuốc có chứa acetaminophen (tylenol) hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen.
Những loại thuốc này có khả năng làm trầm trọng thêm các vấn đề về gan và thận hiện có hoặc dẫn đến tổn thương nặng hơn nếu không dùng theo chỉ dẫn.
2. Người mang thai cần thận trọng khi dùng thuốc giảm đau
Những người đang mang thai nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào, vì một số loại thuốc có thể gây rủi ro cho thai nhi đang phát triển.
Một số thuốc giảm đau, đặc biệt là nhóm NSAID, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và nên tránh dùng trong các giai đoạn cụ thể của thai kỳ.
Đối với người bị dị ứng với một loại thuốc giảm đau cụ thể hoặc các thành phần trong sản phẩm giảm đau, cần tránh dùng loại thuốc đó.
3. Khi bị dị ứng với thuốc
Phản ứng dị ứng có thể bao gồm từ nhẹ như phát ban trên da đến các tình trạng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng như sốc phản vệ. Nếu gặp dấu hiệu phản ứng dị ứng, chẳng hạn như khó thở hoặc sưng tấy, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
4. Có tiền sử lạm dụng chất kích thích
Những người có tiền sử lạm dụng chất gây nghiện, đặc biệt là opioid, nên thận trọng khi sử dụng thuốc giảm đau. Thuốc opioid có thể hình thành thói quen và dẫn đến lệ thuộc hoặc nghiện thuốc.
Điều quan trọng là phải cho bác sĩ biết về tiền sử lạm dụng chất gây nghiện để bác sĩ có chiến lược quản lý cơn đau thay thế.
Lạm dụng thuốc giảm đau opioid có thể dẫn đến lệ thuộc hoặc nghiện thuốc.
5. Khi mắc một căn bệnh nghiêm trọng
Những người mắc các bệnh lý cụ thể, chẳng hạn như rối loạn chảy máu, các vấn đề về đường tiêu hóa hoặc các vấn đề về tim, có thể cần tránh một số loại thuốc giảm đau.
Các thuốc nhóm NSAID có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, trong khi một số thuốc giảm đau có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.
Do đó, nên tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế là điều cần thiết để xác định phương pháp quản lý cơn đau phù hợp nhất.
Các thuốc giảm đau nhóm NSAID có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
6. Nguy cơ tương tác thuốc bất lợi
Thuốc giảm đau có thể tương tác với các loại thuốc khác mà bạn đang dùng, có khả năng dẫn đến tác dụng phụ, thậm chí nguy hiểm. Điều quan trọng là phải thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc đang dùng, bao gồm cả thuốc không kê đơn, thuốc bổ sung… để tránh các tương tác có hại.
7. Khi vừa trải qua một cuộc phẫu thuật
Trong giai đoạn ngay sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ có những hướng dẫn cụ thể về việc kiểm soát cơn đau như có thể kê đơn thuốc và lời khuên cụ thể. Người bệnh không được tự ý sủ dụng thuốc giảm đau trong giai đoạn này. Tuân thủ và làm theo các hướng dẫn của bác sĩ.
8. Khi uống quá nhiều rượu
Kết hợp thuốc giảm đau với rượu có thể làm tăng tác dụng an thần và tăng nguy cơ tổn thương gan, đặc biệt là với các thuốc có chứa acetaminophen. Rượu cũng có thể tương tác với các thuốc giảm đau khác, dẫn đến phản ứng bất lợi. Do đó, nên tránh uống rượu khi dùng thuốc giảm đau.
Việc sử dụng thuốc giảm đau kéo dài hoặc quá mức, đặc biệt là opioid, có thể dẫn đến dung nạp, lệ thuộc và nghiện. Sử dụng lâu dài cũng có thể góp phần gây ra các vấn đề sức khỏe khác, bao gồm các vấn đề về đường tiêu hóa và tổn thương thận. Điều cần thiết là sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của chuyên gia chăm sóc sức khỏe và khám phá các phương pháp không dùng thuốc để kiểm soát cơn đau mạn tính.